Lạ lẫm với 6 món ăn ngày Tết tại SaPa
Du lịch Tết truyền thống là dịp để chúng ta dành cho gia đình mình những bữa bơm cùng với các món ngon. Thế nhưng, mỗi dân tộc Việt Nam lại có những món ăn khác nhau, mang đặc trưng riêng của từng vùng, miền và của riêng từng dân tộc. Và đối với những dân tộc ở Sapa thì lại đón Tết với những món đặc sản lạ mắt nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, đều đặn xuất hiện trong các mâm cỗ Tết truyền thống ở vùng cao Tây Bắc.
Thịt Trâu gác bếp SaPa
1.Thịt Trâu gác bếp:
Đến với du lịch Sapa mà không một lần được thử qua món thịt trâu gác bếp thì sẽ là một điều sai lầm lớn dành cho khách du lịch Tết trong nước và nước ngoài. Được biết, món thịt trâu gác bếp có nguồn gốc từ xa xưa của người Thái đen, và thịt trâu là một món ăn được người dân tộc vùng cao vô cùng ưa thích và có thể sử dụng vào bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên vào dịp Tết thì người dân miền núi thường có phong tục giết nguyên một con trâu, bò hay lợn chế biến thành nhiều món khác nhau để ăn mừng năm mới và trong đó thì thịt trâu gác bếp có cách làm đơn giản nhất.
2. Cơm Lam:
Đến với du lịch Sapa dịp Tết hay dịp đầu năm mới thì du khách có thể dễ dàng thưởng thức rất nhiều món đặc sản thế nhưng không thể không nhắc tới cơm lam, một món đặc sản quý giá mà người dân Sapa thường dùng để đón tiếp khách quý hay sử dụng trong các ngày lễ hội của bản làng, đặc biệt là trong dịp Tết truyền thống của dân tộc. Cơm lam thường được đựng trong các ống nứa hoặc ống trúc, không già không non mà chỉ vừa độ qua tuổi măng. Mỗi ống cơm lam dài hơn một gang tay. Cơm được nấu từ loại nếp nương, là giống nếp được gieo trồng trên ruộng bậc thang đặc trưng của người dân vùng cao. Nếp được vo sạch và ngâm nước trước rồi cho vào khoảng 2/3 ống nứa, sau đó cho thêm một chút muối và nước để cơm có được hương vị thơm mát, hấp dẫn và mới lạ.
Cơm Lam đặc sản người dân vùng cao Tây Bắc
Bánh Sừng Trâu SaPa
3. Bánh Sừng Trâu:
Đây là một loại bánh đặc trưng của người dân tộc Cơ Tu, một món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết ở vùng cao Sapa. Ngoài tên gọi là bánh sừng trâu thì người dân Sapa còn gọi với tên khác là bánh cuốc, tương tự như bánh tẻ của người miền xuôi nhưng bánh lại không có nhân đậu xanh và được gói bằng lá đót. Bánh có nhiều mùi vị khác nhau như: mặn, nhạt, ngọt tùy vào khẩu vị của từng gia đình.
4. Xôi Ngũ Sắc:
Xôi ngũ sắc là một món ăn truyền thống của dân tộc Tày vào các ngày lễ tết, ngày mùng 5/5 và khi nhà có khách quý. Và để có một nồi xôi thơm ngon thì xôi phải được nấu bằng nếp Tú Lệ nổi tiếng và tuân thủ một quy trinh từ khâu chọn lá rừng hay các loại thực vật để nhuộm màu hạt nếp cho đến công đoạn đồ xôi. Và xôi ngũ sắc được xem là một trong những món ăn hấp dẫn với hương vị của lá cây rừng, của mùi thơm từ thiên nhiên khiến du khách thưởng thức một lần và nhớ mãi.
Xôi ngũ sắc
Bánh Chưng đen SaPa
5. Bánh Chưng đen:
Bánh chưng đen của người Tày là một trong những đặc sản du lịch Sapa chỉ được gói vào dịp Tết và món bánh này được ví như là món ăn “tụ hội tinh tuý của đất trời Tây Bắc”. Bánh chưng đen sở hữu nét độc đáo từ màu sắc cho đến hương vị. Và để có được những chiếc bánh thơm ngon vào đúng dịp Tết, thì người gói bánh phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cách nhiều tháng trước. Người ta phải chọn loại nếp ngon nhất với hạt trắng, tròn, đồng thời, lá dong rừng, nếp nương, thịt mỡ, đậu xanh, tiêu và quả thảo cũng được chọn lọc khá kỹ lưỡng để có thể làm nên vị ngon hoàn hảo cho chiếc bánh chưng đen trong mâm cỗ ngày Tết.
6. Rượu Ngô:
Trong rất nhiều những loại rượu ngon như rượu Táo Mèo, rượu San Lùng thì không thể không nhắc đến rượu ngô, một trong những đồ uống truyền thống và là một đặc sản của đồng bào H’Mông, Dao trong các dịp lễ Tết. Rượu ngô Sapa có hương vị thơm ngon, nồng nhưng không gắt được nấu nấu từ các nguyên liệu tự nhiên khiến cho không ít người khó có thể quên khi đã nếm thử.
Rượu Ngô
Theo: vietnambooking.com