Đặc sắc lễ hội múa xòe ở bản Tà Chải - Sapa

Sapa là môt huyện nhỏ của tỉnh Lào Cai- một tỉnh vùng cao biên giới của Việt Nam phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang và phía bắc là “hàng xóm ” của hai tỉnh Yên Bái và Sơn La.

Thị trấn nhỏ Sapa ẩn hiện trong sương làm say lòng du khách.

Huyện Sapa cũng giống với đặc trưng chung của cả tỉnh, đó là có rất nhiều đồi núi và thung lũng. Hệ thống sông suối nơi đây chằng chịt, lại khá nhiều thác ghềnh, vì thế mà cảnh sắc Sapa cũng có thêm những nét đắc sắc, đa dạng: tươi mới, đầy sức hút nhưng không kém phần mạo hiểm.

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi nơi đây có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như những thửa ruộng bậc thang trên sườn núi, tuyết phủ trắng trời mỗi khi đông về,… Sapa còn kích thích trí tò mò của du khách bởi nơi đây là địa bàn cư trú của rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Những nét văn hóa độc đáo của họ luôn là đề tài thú vị và đầy hấp dẫn khiến cho người ta luôn khao khát  ít nhất một lần được đặt chân tới mảnh đất Sapa này, vừa là để chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của một “Đà Lạt thu nhỏ”, vừa là để tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong văn hóa của con người bản địa.

Là một trong số những dân tôc có số dân khá đông cư trú ở huyện Sapa, dân tộc Tày cho đến nay vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo, riêng có không chỉ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn trong các tập tục, nghi lễ  truyền thống.

Phụ nữ Tày duyên dáng trong những bộ trang phục truyền thống

Lễ hội múa xòe của đồng bào dân tộc Tày thường diễn ra vào rằm tháng giêng âm lịch hàng năm nhằm mục đích suy tôn Thần Nông- vị thần cai quản ruộng nương. Đây cũng là dịp để người dân trong các bản người Tày nói chung và bản Tà Chải nói riêng có thể nghỉ ngơi và vui chơi.

Đồng bào Tày nô nức hòa nhịp trong những điệu múa xòe đầu năm.

Nghi lễ vào hội khá đơn giản với một mâm lễ vật đặt tại chân một cây nêu to, thể hiện lòng thành kính của người dân bản địa đối với thần, cầu mong cho mùa màng tươi tốt, thóc lúa đầy nhà, trâu, gà, ngựa được đầy chuồng.

Sau lễ cầu khấn, thầy Mo gióng chuông khai hội. Dường như chỉ chờ giây phút tiếng chuông vang lên, tất thảy những tiếng chiêng, tiếng trống cũng sẽ đồng loạt nổi lên. Một vòng xòe lúc này sẽ được hình thành. Lúc đầu, vòng xòe chỉ có một vài người, sau đó từ đám đông mọi người sẽ cùng ùa ra, nhập vào vòng xòe. Tiếng trống mỗi lúc vang lên một lớn như thúc giục, như mời gọi, lôi cuốn mọi người tham gia vào vòng xòe để tìm bạn, cùng nhau tay trong tay, mắt trao mắt. Vòng xòe cứ thế mà rộng dần rồi tỏa ra thành nhiều vòng khác nhau, vùng nhảy múa hết điệu này đến điệu khác và kéo dài trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Cũng như nhiều điệu múa khác, mùa xòe ở bản Tà Chải phản ánh phong tục tập quán sinh hoạt của người Tày ở trong vùng. Bắt đầu sẽ là xòe tập hợp, làm quen, gặp gỡ mang tính chất cộng đồng, rồi tiếp đến giao lưu tình cảm mọi người, sau đó là xòe đôi, xòe bốn, chạm vai, bắt cá, gieo ngô,.. sau cùng là xòe chào.

Cũng giống như hoa thơm, quả ngọt xứ Bắc Hà, xòe Tà Chải hồn nhiên, duyên dáng như cây, như đất, là dịp để mọi người cùng nhau nối rộng vòng tay.

Theo: viettourist.vn