Những Làng nghề thủ công độc đáo tại SaPa

Sapa được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nơi rất nhiều cảnh đẹp vừa kỳ vỹ, vừa thơ mộng. Sapa cuốn hút du khách không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Ruộng bậc thang kỳ vỹ, núi Hàm Rồng , đỉnh Fansipan sừng sững hiên ngang, những vườn hồng đẹp rừng rỡ kiêu sa…Sapa còn hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc như: H’Mông, Tày, Giáy… Nơi đây còn có rất nhiều nghề thủ công truyền thống được những người dân bản địa gìn giữ, bảo tồn và phát triển từ thế hệ sang thế hệ khác. Đến với Sapa du khách có cơ hội tìm hiểu những nghề thủ công độc đáo đáo, thú vị đã và đang góp phần trong việc phát triển du lịch của thị trấn nhỏ bé ấy. 

Nghề dệt thổ cẩm của người H'Mông.

Đến với mảnh đất Sapa du khách tìm mua những sản phẩm với những họa tiết thổ cẩm độc đáo tinh xảo. Có rất nhiều sản với họa tiết thổ cẩm như:chiếc túi,váy, áo, chiếc khăn…như một món quà vùng cao dành tặng cho người thân.

Nghề dệt thổ cẩm được những người con gái H’Mông lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những cô gái khi đến tuổi cập kê, được bà được mẹ truyền cho nghề dệt vệt. Đến tuổi lấy chồng, họ tự may cho mình những chiếc váy, chiếc áo để mặc trong ngày trọng đại ấy.

Những cô gái SaPa xinh đẹp trong những bộ váy thổ cẩm

Đến với Sapa du khách đến với bản Lao Chải, bản Cát Cát hay bản Tả Phìn …để tìm hiểu về nghề se lanh dệt thổ cẩm của người H’Mông nơi đây. Cây Lanh được trồng rất nhiều trong các bản làng. Đây là nguyên liệu chính để tạo nên những tấm vải Lanh bền đẹp. Từ những sợi lanh được tước từ vỏ cây lanh, sau đó những người thợ đem luộc đi luộc lại nhiều lần cho đến khi sợi lanh chuyển sang màu trắng tinh. Sợi lanh có ưu điểm vừa mềm nhưng rất dai và chắc nên khi dệt thành vải sẽ cho độ bền rất cao. Từ những sợi lanh đó qua nhiều công đoạn: tết sợi, dệt thành vải, thêu họa tiết, nhuộm chàm…đều được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống của những người H’Mông tạo nên những mảnh vải thổ cẩm độc đáo, tinh xảo.

Dệt thổ cẩm theo phương pháp thủ công truyền thống

Muôn sắc thổ cẩm SaPa

Qua bàn tay khéo léo của những người thợ tạo nên những sản phẩm độc đáo với nhiều hoa văn khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng cao tây Bắc. Những sản phẩm từ dệt thổ cẩm trở thành những thông điệp độc đáo quảng bá về du lịch Sapa đến với du khách trong và ngoài nước.

Nghề Trạm bạc

Bạc là trang sức gắn liền với những người H’Mông. Vòng Bạc là của hồi môn của gia đình nhà gái dành cho con khi đến tuổi lấy chồng. Trang sức bạc còn là vật để thách cưới nhà trai khi đến hỏi cưới. Có lẽ vì thế nghề trạm bạc được lưu giữ từ đời này sang đời khác trong những bản nghề của người H’Mông

Trạm khắc bạc trải qua rất nhiều công đoạn,từ khâu chuẩn bị các công cụ để chể tác bạc cũng rất công phu, gồm nhiều công cụ như: lò nung, bễ thổi, nồi nung,khuôn đuc, búa, kìm sắt, đe, bộ đục chạm hoa văn.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ công cụ phục vụ chế tác đến công đoạn chuẩn bị bạc để phục vụ chế tác. Sau đó trải qua công đoạn chuẩn bị bếp và lò để nấu bạc. Lò nấu bạc thường được làm bằng sét hoặc bằng đá, được nung bằng than chắc cho đến khi bạc tan chảy thì đem đổ vào khuôn để tạo thành các sản phẩm theo khuôn đúc sẵn.

Để có được sản phẩm tinh xảo, đậm nét hoa văn miền sơn cước phải trải qua  công đoạn cuối cùng là trạm khắc hoa văn từ những sản phẩm phẩm đục đơn sơ, dưới bàn tày khéo léo của người thợ đã tạo nên những sản phẩm đẹp mắt, độc đáo như nhẫn, vòng cổ, vòng tay, xích bạc, khuyên tai…

Nghề Đan lát mây tre

Để tạo nên các sản phẩm vật dụng cần thiết hang ngày, những người H’Mông, người Tày ở Sapa sử dụng những nguyên vật liệu quen thuộc như mây và tre. Bằng đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, đã tạo nên những sản phẩm thủ công truyền thống vừa đẹp mắt lại mang tính thẩm mỹ cao,lại phù hợp sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Nghề Đan lát được bảo tồn và phát huy cùng với việc phát triển du lịch ở Sapa. Đến thăm bản Cát Cát du khách có cơ hội tìm hiểu về nghề đan lát theo phương pháp thủ công, truyền thống của người H’Mông.

Chiếc gùi-sản phẩm thủ công quen thuộc của đồng bào H'Mông theo chân những cô gái xuống chợ

Nếu như sản phẩm đan lát của người tày thường có họa tiết hình vuông, hoa lá trên các sản phẩm thì những người H’mông lại uốn khum các sản phẩm và trang trí bằng các đường đan tô màu. Để tạo nên những sản phẩm có độ bền cao sau khi đan xong, những sản phẩm được người thợ gác lên bếp được hun khói để có độ bền lâu hơn.

Nghề nhuộm chàm

Nhuộm chàm là một trong những nghề thủ công còn được lưu giữ ở xã Hầu Thào.Lanh sau khi đem dệt thành vải, để tạo nền cho những nét hoa văn thổ cẩm tinh xảo được thêu lên, nhuộm chàm đóng vai trò then chốt giúp cho những nét hoa văn ấy được bền màu.

Cây chàm sau khi được đem ngâm bằng nước và ủ trong thời gian nhất định sẽ ra nươc màu xanh lá cây. Sau đó người thợ cho vôi vào khoảng 1 ngày để giữ màu, lúc này nước tràm chuyển sang màu xanh đậm. Công việc nhuộm chàm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống nên để nhuộm được một miếng vải lớn có khi phải mất đến 2-3 tháng với  rất nhiều công đoạn khác nhau mới hoàn thành. Vải được nhuộm chàm sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng.

Vải sau khi đã nhuộm đem giặt và phơi khô

Nghề vẽ hoa văn bằng sáp ong

Đến với Sapa du khách biết đến một nghề truyền thống được lưu truyền qua nhiều đời, đó là nghề vẽ hoa văn bằng sáp ong. Nếu như in sáp ong là việc sử dụng các khuôn được đúc sẵn theo các mẫu hoa văn truyền thống, sau đó được nhúng vào sáp ong đã được đun nóng để dập lên vải trắng.Tạo thành những họa tiết trang trí độc đáo một cách dễ dàng. Thì vẽ sáp ong đòi hỏi tính khéo léo, tỷ mỉ của mỗi người thợ.

Vẽ hoa văn bằng sáp ong

Người H’Mông ở Sapa để vẽ trang trí bằng sáp ong sử dụng một bộ gồm 8 bút với những hình thù, kích thước khác nhau. Sau đó chấm những ngòi bút đó vào bát sáp ong để vẽ lên những hoa văn độc đáo, đặc trưng trên nền vải trắng theo ý thích của mỗi người thợ. Sau khi vẽ xong,để những nét vẽ khô đông đặc như sáp nến mới đem vải đi nhuộm chàm nhiều lần rồi phơi khô.Sau khi phơi khô sẽ đem luộc bằng nước sôi.Sáp ong gặp nước sôi sẽ tan hết để lại những họa tiết trang trí màu trắng tinh xảo trên nền vải màu chàm xanh.

Hoa văn vẽ bằng sáp ong trên vải sau khi đã nhuộm chàm

Đến với Sapa du khách không chỉ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình được tận hưởng bầu khí trong lành, mát lạnh của miền ôn đới. Du khách còn có cơ hội khám phá và tìm mua cho mình những sản phẩm độc đáo, thú vị như một món quà thân yêu của vùng cao tây bắc.

Theo: mercitour.com